Phân tích của dịch giả Nông Duy Trường
về tác phẩm này nói rằng, chính trị, tự nó không xấu, chỉ có những mô hình
và chế độ chính trị do con người tạo ra mới có tốt và có xấu vì không nhận
thức rõ được về bản chất của con người.
Mục đích tối hậu của mọi chế độ là tạo dựng và bảo vệ đời sống tốt đẹp cho mọi người. Chế độ nào đạt được mục đích này là chế độ đúng đắn; ngược lại, chế độ nào chỉ phục vụ cho quyền lợi của giới cầm quyền là chế độ bất công, vì quốc gia là sự kết hợp của những con người tự do và bình đẳng. Aristotle đã phân tích một cách tỉ mỉ và thực tế những mô hình chính trị, mà ngày nay mặc dù tên gọi có khác, nhưng bản chất vẫn không thay đổi như mô hình Quả đầu (tập đoàn cai trị), Quý tộc (thành phần ưu tú lãnh đạo), và Dân chủ, cùng những biến thể và sự suy vong của những thể chế này và đề nghị một mô hình khả thi nhất.
Triết gia Hy Lạp này đã nói một câu bất hủ: “Mọi người, như một quy luật, đều là những quan tòa không ngay thẳng khi phán đoán những gì có liên quan đến quyền lợi riêng tư của mình” Aristotle đưa ra một đề nghị là “Pháp trị,” tức là hãy để luật pháp, chứ không phải con người có quyền tối thượng, vì con người luôn luôn để tư lợi và tình cảm xen vào.
"Chính trị luận" được xem là tác phẩm kinh điển, đặt nền móng cho mô hình chính trị phương Tây.
Mục đích tối hậu của mọi chế độ là tạo dựng và bảo vệ đời sống tốt đẹp cho mọi người. Chế độ nào đạt được mục đích này là chế độ đúng đắn; ngược lại, chế độ nào chỉ phục vụ cho quyền lợi của giới cầm quyền là chế độ bất công, vì quốc gia là sự kết hợp của những con người tự do và bình đẳng. Aristotle đã phân tích một cách tỉ mỉ và thực tế những mô hình chính trị, mà ngày nay mặc dù tên gọi có khác, nhưng bản chất vẫn không thay đổi như mô hình Quả đầu (tập đoàn cai trị), Quý tộc (thành phần ưu tú lãnh đạo), và Dân chủ, cùng những biến thể và sự suy vong của những thể chế này và đề nghị một mô hình khả thi nhất.
Triết gia Hy Lạp này đã nói một câu bất hủ: “Mọi người, như một quy luật, đều là những quan tòa không ngay thẳng khi phán đoán những gì có liên quan đến quyền lợi riêng tư của mình” Aristotle đưa ra một đề nghị là “Pháp trị,” tức là hãy để luật pháp, chứ không phải con người có quyền tối thượng, vì con người luôn luôn để tư lợi và tình cảm xen vào.
"Chính trị luận" được xem là tác phẩm kinh điển, đặt nền móng cho mô hình chính trị phương Tây.
Nhận xét
Đăng nhận xét