Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2022

Sử Ký Cố Sự Đồ

Đã hơn hai nghìn năm kể từ khi ra mắt, Sử ký của Thái sử công Tư Mã Thiên vẫn luôn được biết đến là một pho sử vĩ đại bậc nhất Trung Hoa, đồng thời cũng là một áng văn trác tuyệt. Đi kèm với áng văn ấy là những tác phẩm hội họa của nhiều tác giả trải dài qua nhiều thời kỳ khác nhau, giúp chúng ta có thêm một góc nhìn về những điều đã được Thái sử công kể lại. Lần này, nhân dịp tiến hành dịch thuật trọn vẹn bộ Sử ký, chúng tôi đã cố gắng sưu tầm một số bức họa của người xưa có đề tài liên quan để soạn thành một cuốn sách riêng, gọi là Sử ký cố sự đồ. Sách gồm các bức họa được đặt cạnh trích đoạn liên quan trong Sử ký, cốt để bạn đọc có thể vừa xem tranh, vừa thưởng thức lại những mẩu chuyện nhỏ thú vị.

Tâm Lý Học Hẹn Hò - Nghệ Thuật Giao Tiếp Trong Tình Yêu

Tại Mỹ, chúng ta nghe nói rằng kết cục của hơn một nửa các cuộc hôn nhân là ly hôn. Ở Bồ Đào Nha, con số này là 70%. Với các cuộc hôn nhân thứ hai ở Mỹ, tỷ lệ ly hôn tăng lên 65%, và đối với các cuộc hôn nhân thứ ba, tỷ lệ này lên đến 75%. Ở Việt Nam, cứ 4 cặp vợ chồng đăng ký kết hôn thì có 1 đôi ly hôn sau đó. Một trong những nguyên nhân dẫn đến những con số choáng ngợp ấy là hai người chưa biết cách “giao tiếp” trong tình yêu hay nói đúng hơn là học cách thể hiện đúng tình yêu của chính mình và cách đón nhận đối phương. Thực ra, bí quyết lớn để tạo ra một tình yêu lâu dài và phát triển theo thời gian thật đơn giản: làm chủ nghệ thuật giao tiếp và bạn cũng sẽ làm chủ nghệ thuật yêu. “Tâm lý học hẹn hò” - Cuốn sách sẽ giúp bạn sắp xếp từng viên gạch xây đắp nên mối quan hệ bền lâu từ giai đoạn thu hút và hẹn hò đến khi chúng ta đã bước vào giai đoạn thấu hiểu và cam kết. Dựa trên bốn mươi năm nghiên cứu từ Phòng thí nghiệm Tình yêu nổi tiếng thế giới, Tiến sĩ John Gottm

'Chân Lạp phong thổ ký': Xưa nhưng chưa bao giờ cũ

  Thông qua tác phẩm này, Chu Đạt Quan đã phác họa nên bức tranh đầy màu sắc về “phong thổ, quốc sự” của vương quốc Chân Lạp trong quá khứ. Năm 1295, theo lệnh của vua Nguyên Thành Tông, một sứ bộ của triều đình nhà Nguyên đã lên đường vượt biển tìm đến Chân Lạp. Chu Đạt Quan, thương gia và cũng là một nhà hàng hải đã có mặt với tư cách thành viên chính thức trong sứ bộ mang trách nhiệm “thần phục” vương quốc này. Đây là một chuyến đi khá đặc biệt bởi nó được thực hiện sau khi nhà Nguyên chịu những thất bại nặng nề trong cuộc chinh phục Đại Việt và Champa bằng vũ lực diễn ra trước đó. Vì vậy, việc thu phục các quốc gia Đông Nam Á theo phương thức ngoại giao mềm dẻo hơn được ráo riết tiến hành. Bên cạnh nhiệm vụ chính yếu được Nguyên Thành Tông giao phó, trong khoảng một năm lưu trú tại Chân Lạp, Chu Đạt Quan đã dành thời gian tìm tòi, quan sát về mọi mặt trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân ở nơi đây.