Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2012

Cổ học tinh hoa

Đây là cuốn sách làm tôi phải say mê ngay từ khi vào năm lớp 10 và tôi vẫn thường đọc nó mỗi khi rảnh rỗi. Hôm nay lên trang Thư viện ebooks  thấy được cuốn sách điện tử, tôi xin mạo muội chia sẻ lên blog của mình. Sau đây là phần trích dẫn: Cổ học tinh hoa Tiểu tự “Có mới, nới cũ” thường tình vẫn thế. Tân học mỗi ngày một tiến, tất Cựu học phải lùi và có khi sợ rồi mai một đi mất. Nhưng, Tân học mà hay, tất là Tân học có một nền tảng vững chắc. Nền tảng ấy tức là tinh hoa của Cựu học. Cựu học nước nhà là một thứ học trải qua bao nhiêu đời, đã làm cho ông cha ta phù thực được cương thường, chấn chỉnh được phong hóa, bảo tồn được quốc thể, duy trì được thế đạo nhân tâm, thật không phải là một cái Học không có giá trị đáng khinh rẻ hay quên bỏ được. Vả chăng: "Tri kim, nhi bất tri cổ, vị chi manh cổ; tri cổ, nhi bất tri kim, vị tri lục trầm" ta đã biết truyện đời nay, ta lại cần phải học truyện đời xưa, ta ôn lại việc đời xưa mà ta rõ được việc đời nay, có nh

Bàn về khế ước xã hội (Tiếng Việt)

  Nhà sản xuất : Jean-Jacques Rousseau Kích thước :  320 KB Sau thời kỳ dài của đêm trường Trung cổ, nhu cầu về thiết lập một trật tự xã hội mới với nền tảng cơ bản là giải phóng con người, tôn trọng quyền tự do của con người đặt ra hết sức gay gắt... Các nhà tư tưởng khai sáng đã xuất hiện và các ông đã có những công trình triết học, văn học, pháp luật, xã hội học..., nhằm hướng tới xây dựng một xã hội “tự do, bình đẳng, bác ái”. Montesquieu (1689 - 1755) và Rousseau (1712 - 1778) nổi lên với tư cách là hai nhà tư tưởng có những ảnh hưởng rất lớn đến cuộc cách mạng tư sản Pháp nói riêng và nền văn minh thế giới nói chung. Hai tác phẩm: Bàn về tinh thần pháp luật (1748) của Montesquieu và Bàn về khế ước xã hội (1762) của Rousseau ra đời, trở thành bộ đôi tác phẩm có ý nghĩa khai sáng về quan điểm pháp chế, vạch ra định hướng xây dựng xã hội công dân, nhà nước pháp quyền, mở đường cho tư duy xã hội Pháp đi tới cuộc đại cách mạn