Chuyển đến nội dung chính

Bàn về khế ước xã hội (Tiếng Việt)

 

Nhà sản xuất: Jean-Jacques Rousseau
Kích thước:  320 KB
Sau thời kỳ dài của đêm trường Trung cổ, nhu cầu về thiết lập một trật tự xã hội mới với nền tảng cơ bản là giải phóng con người, tôn trọng quyền tự do của con người đặt ra hết sức gay gắt... Các nhà tư tưởng khai sáng đã xuất hiện và các ông đã có những công trình triết học, văn học, pháp luật, xã hội học..., nhằm hướng tới xây dựng một xã hội “tự do, bình đẳng, bác ái”. Montesquieu (1689 - 1755) và Rousseau (1712 - 1778) nổi lên với tư cách là hai nhà tư tưởng có những ảnh hưởng rất lớn đến cuộc cách mạng tư sản Pháp nói riêng và nền văn minh thế giới nói chung. Hai tác phẩm: Bàn về tinh thần pháp luật (1748) của Montesquieu và Bàn về khế ước xã hội (1762) của Rousseau ra đời, trở thành bộ đôi tác phẩm có ý nghĩa khai sáng về quan điểm pháp chế, vạch ra định hướng xây dựng xã hội công dân, nhà nước pháp quyền, mở đường cho tư duy xã hội Pháp đi tới cuộc đại cách mạng tư sản năm 1789. Nhiều quan điểm trong hai tác phẩm này đã trở thành những nguyên tắc pháp lý chi phối sâu sắc đến sự phát triển của nhà nước và pháp luật hiện đại. 
Hai tác phẩm ra đời đúng vào thời điểm mà tư tưởng cách tân bị ngăn cản, cấm đoán bởi các thế lực phong kiến hủ bại và thần quyền đương thời. Nhưng các tác giả đã dũng cảm thể hiện thái độ và tinh thần xây dựng tích cực của mình trước hiện thực xã hội. “Bàn về tinh thần pháp luật” đã đề cập và lý giải hàng loạt vấn đề luật học cũng như các khoa học xã hội đương thời; phân tích so sánh các nội dung và bản chất của các thể chế chính trị khác nhau, chỉ ra nhiều điểm hạn chế và tích cực của từng thể chế; bàn về các yếu tố liên quan đến luật, cách soạn thảo luật và ứng dụng luật trong các lĩnh vực xã hội... 
 
Bàn về khế ước xã hội cũng đề cập những vấn đề nêu trên nhưng đi theo hướng tư duy hoàn toàn khác: Nếu như Montesquieu muốn khám phá cái “trật tự, cái quy luật trong mớ hỗn độn các luật pháp ở mọi xứ sở và mọi thời đại” thì Rousseau lại cố gắng tìm kiếm trong cái “trật tự dân sự có hay không một số quy tắc cai trị chính đáng, vững chắc, biết đối đãi với con người như con người”; nếu như Montesquieu dùng phương pháp quy nạp trên cơ sở khảo sát, phân tích đặc điểm từ tự nhiên đến xã hội và các chính thể để rút ra các nguyên tắc chi phối chúng, thì Rousseau đi từ những nguyên tắc chung để đưa ra những hình thức chính thể cần phải có. Vì vậy, Rousseau chỉ đề cập lịch sử chính trị của loài người một cách khái quát nhất, còn lại tập trung bàn đến vấn đề phải tổ chức lại xã hội như thế nào. Ông đưa ra những nguyên tắc thiết lập một xã hội lý tưởng bằng các khế ước - đó là những luật cơ bản như hiến pháp, luật dân sự, hình sự... mà mọi thành viên trong đó phải tự nguyện tuân theo. Những khế ước đó bảo đảm các quyền lợi của xã hội, của mỗi thành viên như sự tự do, bình đẳng, quyền tư hữu... Sau khi đưa ra những nguyên tắc ấy, Rousseau bàn đến các hình thức chính thể. Ông đề cao chính thể dân chủ - chính thể mà người dân có thể tham gia nhiều nhất vào các hoạt động điều hành của nhà nước, đặc biệt là trên lĩnh vực lập pháp. Do đó, bao trùm tác phẩm là tinh thần xây dựng nguyên tắc của chế độ mới. 
 
Đã hơn 200 năm trôi qua kể từ khi ra đời, Bàn về tinh thần pháp luật và Bàn về khế ước xã hội không tránh khỏi có một số quan điểm bị lịch sử vượt qua. Song, những giá trị kinh điển của nó đến nay vẫn còn nguyên giá trị và các tác phẩm này được xếp vào hàng tinh hoa tư tưởng của nhân loại.
Link download:

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đại số đại cương của Hoàng Xuân Sính

Sách Đại số đại cương dành cho sinh viên ngành Toán. Tác giả: Hoàng Xuân Sính Nhà xuất bản: Giáo dục Năm xuất bản: 2005 Nội dung sách gồm 6 chương: Chương I: Tập hợp và quan hệ Chương II: Nửa nhóm và nhóm Chương III: Vành và trường Chương IV: Vành đa thức Chướng V: Vành chính và vành Ơclit Chương VI: Đa thức trên trường số DOWNLOAD: MediaFire

Hán Văn – Trần Trọng San

Hán Văn NXB Bắc Đẩu 1973 Tác giả: Trần Trọng San Số trang: 448 Quyển “Hán Văn” này, gồm có 4 phần sau: Phần thứ nhất – Mở đầu Phần thứ hai – Tân quốc văn Phần thứ ba – Trung quốc văn tuyên Phần thứ tư – Trung quốc văn phạm Download Hán Văn (NXB Bắc Đẩu 1973) – Trần Trọng San, 448 Trang.PDF Download Hán Văn (NXB Bắc Đẩu 1973) – Trần Trọng San, 448 Trang.PDF Download Hán Văn (NXB Bắc Đẩu 1973) – Trần Trọng San, 448 Trang.PDF Sưu tầm tài liệu học Hán Văn: Download

Pà Pá, Mình Kiếm Món Gì Ngon Ăn Đi

Có câu “Ăn cơm Tàu” để chỉ sự hấp dẫn của ẩm thực Trung Hoa. “Pà Pá, mình kiếm món gì ngon ăn đi” là câu cửa miệng mỗi chiều tuổi thơ của một gia đình người Hoa sống ở Chợ Lớn trả qua ba thế hệ gần 100 năm. Nhà báo Phạm Công Luận tâm đắc: “Qua cuốn sách này, có thể thấy vẻ đẹp, sự hấp dẫn của nghệ thuật ẩm thực do người Hoa sống lâu đời ở Chợ Lớn còn được giữ gìn và phổ biến. Còn thấy được tình người, tình đời trong cuộc sống gắn bó với truyền thống nhưng cởi mở với cộng đồng của họ”. Pà Pá, Mình Kiếm Món Gì Ngon Ăn Đi không phải là sách dạy nấu ăn, dù cuốn sách là hơn 30 món thuộc loại “đặc sản” của người Hoa: Bánh bao, bánh tổ, bánh hẹ, cải chua ruột heo, chì mà phủ (chè mè đen), lạp vịt, sủi cảo, hột gà trà… mà sau món ăn còn là tình, là nghĩa. Ông già Tiều 80 tuổi buổi sáng chỉ ăn cháo trắng nhưng đủ sức tát vào mặt để cảnh cáo ông thầy giáo vì ham vợ bé nên đánh vợ lớn đến gãy tay. Hoặc món bánh bá trạng là cách cư xử đẹp đẽ với nhau giữa hai người phụ nữ lấy ch