Chuyển đến nội dung chính

Những điều trường Harvard thật sự dạy bạn

 

Phần 1: Giới thiệu chung

1.      Tác giả

Sau nhiều năm làm nghề báo, Philip Delves Broughton, một nhà báo có vị thế của tờ Telegraph danh tiếng, muốn có những trải nghiệm và cuộc sống khác nên đã đăng ký nhập học vào trường Kinh doanh Harvard (Harvard Business School – HBS). Từ góc nhìn chuyên nghiệp của một nhà báo, việc học tập và cuộc sống của Harvard đã được Philip miêu tả tỉ mỉ và tinh tế trong Những điều trường Harvard thực sự dạy bạn.
    “Nhìn lại HBS, tôi thấy hạnh phúc khi được học ở đó. Kinh doanh không còn là một thế giới đóng với tôi. Tôi có thương hiệu trong bộ hồ sơ xin việc và được quen biết với rất nhiều sinh viên của trường. Tôi đã học được ngôn ngữ kinh doanh, các phương pháp tư duy…”

2.      Tác phẩm

Với tất cả những ai muốn tìm hiểu về trường kinh doanh Harvard nói riêng, cũng như muốn học hỏi về kinh doanh nói chung, đây là cuốn sách thật sự bổ ích và lý thú.

Phần 2: Nội dung

  • HBS cho rằng những đức tính cần có để thành công trong kinh doanh cũng cần thiết cho các ngành khác chính trị, giáo dục, y tế và nghệ thuật
  • Thời gian cho học tập >= 55.1h/tuần
  • Đừng mang câu "Tôi ko thể" mà hãy mang theo câu "Tôi sẽ cố gắng", đừng mang theo sự bi quan mà hày làm theo niềm tin lạc quan.
* Một số môn học trong chương trình MBA của HBS:
  1. Năm 1:
    HK1: Tài chính  1; Kế toán; Marketting; Điều hành và ứng xử trong tổ chức; Quản lý công nghệ cà hoạt động
    HK2: Tài chính 2; Đàm phán; Chiến lược; Khả năng lãnh đạo và trách nghiệm của doanh nghiệp(LCA); Kinh tế vĩ mô; Chính phủ và kinh tế quốc tế (Biggie)
  2. Năm 2:
    Maketting trong DN; Quản trị tài chính quốc tế; Chiến lược và công nghệ; Điều phối và quản lý chuỗi cung ứng; Các thị trường năng động( học về: trái phiếu thương mại,cổ phiếu, các công cụ phát sinh trái phiếu và cổ phiếu)
    Tự chọn: Chiến lược cạnh tranh nâng cao; Thiết lập và duy trì DN thành công; Tài chính DN
  3. Một số đề tài thảo luận: 
    • Nguồn gốc CNTB hiện đại
    • Kiểm soát rủi ro
    • Đạo đức kinh doanh
    • Tại sao ban muốn trở thành Doanh nhân?

Chương 1: Sống chậm

  • Phương pháp dạy học dựa trên các điển dụ ( các tình huống thực tế): toàn bộ chương trình học là nghiên cứu các tình huống điển hình, các tình huống kinh doanh trong  thực tế. Câu hỏi bạn phải trả lời trong các tình huống, bạn phải làm gì trong hoàn cảnh đó? Ko có câu trả lời đúng/sai. Quan trọng là bạn nghĩ gì về nó và bạn đối phó với nó như thế nào trong tình trạng bất ổn và thiếu hụt thông tin -> Dạy cách nghĩ và cách quyết định sáng suốt
  • Một trong những điểm kém hấp dẫn nhất và thiếu sót lớn nhất của kế toán DN là chỉ coi con người là chi phí trong báo cáo thu nhập mà chưa bao h coi đó là tài sản trong bản quyết toán.
  • Mục đích của các tình huống để chứng tỏ: rút ra sụ thật từ một tình huống tưởng chừng đơn ginả nhất khó khăn như thế nào? Trong kế toán tuân theo lẽ thường quan trọng hơn bám vào qui tắc
  • Xây dựng cây quyết định vì nó là phương tiện để dự đoán kết quả của một quyết định đầu tư
  • 3 lời khuyên: làm việc chăm chỉ, rèn luyện thói quen khiêm tốn; đừng sợ sệt khi gặp thầy/cô
  • Đạo đức kinh doanh là một khái niệm động chư không phải khái niệm tĩnh
  • Chỉ cần 2 người tư vấn là đã làm rối tung một dự án. Trong tổ chức luôn gặp những người như vậy, họ luôn đi lạc đề nhưng cứ khăng khăng buộc mọi người lắng nghe mình
  • HBS buộc bạn phải lựa chọn. Hoài bão của bạn là gì? Nghĩa vụ của bạn là gì? Chúng có phù hợp không? Nếu không bạn phải làm gì để thay đổi cái này hoặc cái kia? Bạn sử dụng thời gian như thế nào để đạt được điều mình muốn.

Chương 2: Khởi đầu

Nếu mọi điều đối với bạn chấm dứt ngya lúc này, bạn có hạnh phúc với cuộc sống hiện tại không? Bạn đã sống theo cách của bạn sống? Bạn đã làm all mọi việc áo thể? Bạn đã làm như thế chưa? -> Tập các ghi chép lại cảm xúc của chính mình

Chương 3: Một địa điểm tách biệt

Mục tiêu của HBS là cung cấp cho các doanh nhân trẻ tầm nhận thức rộng mở và nắm được những nguyên tắc cho phép họ trở thành những công dân tốt hơn, có văn hóa và khoáng đạt hơn…một cái gì đó cao hơn một người giỏi kiếm tiền

Chương 4: Chiếc xe trượt xay mềm

–          HBS khuyến khích học nhóm. Học nhóm giúp sáng tỏ những suy nghĩ nảy sinh trong quá trình học và khởi động trí óc
–          Có 2 câu là nền tảng trong ngành kế toán:
  1. Tài sản = nợ + tài sản ròng
  2. Kế toán = Sự thật về kinh tế + Sai số về số đo + Thiên kiến
–          Lãnh đạo là môn học làm sáng tỏ phần nào về khả năng lãnh đạo, nó lên cập đến vai trò ứng xử của con người trong kinh doanh, giúp ta hiểu động cơ và nhu cầu của tâm lý
–          Tâm lý sợ bỏ sót trong cách tiếp nhận dòng thác kiến thức, cố gắng vượt quua hàng rào cảm giác này. Bạn phải chọn đúng điều muốn làm, làm nó và đừng băn khoăn về bất cứ điều gì xảy ra

Chương 5: Tôi là ai? học cách hiểu chính mình

Làm 2 bài trắc nghiệm cá nhân: MBTICareerLeader
  1. MBTI nhằm giúp mỗi người xác định kiểu tâm lý của chính mình và biết cách áp dụng kiến thức đó trong cuộc sống hàng ngày.
    Nguyên tắc: Mỗi người đều hương nội hoặc hướng ngoại, nhận thức bằng giác quan hoặc trực giác,phán đoán bằng lý trí hoặc tình cảm, trong đó một mặt sẽ chiếm ưu thế còn mặt kìa bổ trợ-> chia ra 16 loại tính cách cơ bản. Tuy vậy, Carl Jung vẫn bổ sung một giới hạn quan trọng: “Mỗi cá nhân là ngoại lệ của nguyên tắc này” cà “chụp mũ cho mọi người ngay từ cái nhìn đầu tiên” chỉ là “ một trò chơi ấu trĩ nguy hiểm”
  2. Career Leader cung cấp một bản hồ sơ đặc biệt về sở thích khả năng và động cơ làm việc của mọi người.

Chương 6: Hình thành, gặp sóng gió chuẩn hóa và hoạt động

  • Tài chính thật sự chỉ liên quan tới một điều: định giá
  • Hàng tồn kho là một từ xấu trong kinh doanh

Chương 7: BETA và hơn nữa

–          “ Thẻ điểm cân bằng” : là kết hợp cảu các pp tài chính với phản hồi của khách hàng, đáng giá về cách ứng sử chủa giới quản lý và nhân viên, cơ hội học tập để phát triển. Nếu làm đúng, một thẻ điểm cân bằng sẽ cho thấy câu chuyện về một doanh nghiệp, bao gồm tất cả các chi tiết có ý nghĩa.Nếu sai, nó sẽ gây lãng phí tiền và một đống số liệu vô ích
–          Kinh nghiệm tạo nên trực giác và đó là thứ vô giá
–          Triết lý cá nhân: Thứ nhất, hãy làm điều gì bạn thích vì nếu không thích bạn không thể làm tốt. Thứ 2, bất kể điều gì bạn đang làm cũng phải nhằm đạt được kết quả cụ thể. Thứ 3, hệ thống hóa những điều học được. Thứ 4, kiên nhẫn gắn bó với những người tốt, việc tố. Thứ 5, xây dựng một tập thể và chia sẻ sự tin cậy. Thứ 6,hài hước để làm việc. Thứ 7, hỏi nhừng gì bạn không biết hoạc không hiểu. Thứ 8, đừng coi bản thân quá quan trọng.Thứ 9, đừng bao giờ đánh mất tính chính trực
–          Hàng ngày, hàng tuần, từng giây phút phải luôn tự hỏi đâu là cái quan trọng nhất trong thời điểm này
–          Gia đình và bạn bè là quan trọng nhất, hãy nhớ về nó khi nghĩ đến nhữn gì sắp làm
–          Triết lý Kaizen: không coi bất kỳ quy trình nào là bất biến và không ngừng tìm cách cải biến-> Toyota thành công bới nó biết coi trọng mọi thứ, luôn thay đổi theo chiều hướng tốt hơn

Chương 8: Kiểm soát rủi ro

Chương 9: Những người thành đạt nhanh nhưng không vững chắc

Chương 10: Những kẻ bảo vệ đạo đức

Lợi thế cạnh tranh: thể hiện dưới 2 dạng, một là bạn có lợi thế về giá, nhờ đó bạn làm ra sả phầm với chi phí rẻ hơn và bán với giá thấp hơn or tạo ra khác biệt với một các nào đó; hai là bạn tạo ra sản phẩm tốt hơn đối thủ

Chương 11: Tỷ suất đòn bảy cực đại

–          Xóa bỏ ý nghĩ nợ nần là xấu xa. Nợ chính là động lực của tài chính hiện đại, tạo cơ hội kiếm những khoản lời lớn bất ngờ. Nó cho phép bạn kiểm soát những tài sản mà bạn không thể có nếu không vay nợ,biến chúng thành đồng tiền
–          Chín trong 10 công việc kinh doanh đều thất bại. Để đi từ con số 0 tới một thành công nhất định nào đó, bạn phải luôn kiên định
–          Nếu bạn làm những điều mình cảm thấy thích thú thì bạn luôn thành công mà chẳng cần bất kỳ một bản kế hoạch nào cả. Bí quyết là phải tin tưởng cảm giác của mình khi phải đối mặt với chướng ngại vật
–          Bạn cần biết kết hợp các kỹ năng phân tích sắc bén với khả năng nhanh nhạy, dự đoán việc nào sẽ thành công và việc nào không thể thành công, bạn đang ở thời điểm nào của chu trình kinh tế và điều gì sẽ khiến bạn gặp rắc rối
–          Tính hiếu kỳ bẩm sinh là một trong những yếu tố quyết định thành công
–          Cuộc sống là trò chơi của kẻ thắng và người thua,trong đó khi quay đầu lại thì chỉ có chỗ duy nhất cho kẻ chiến thắng
–          HBS định nghĩa tinh thần kinh doanh là “không ngừng theo đuổi cơ hội nằm ngoài các nguồn lực hiện có”

Chuong 12: Đi theo đường cong giới hạn

–          Lý thuyết đầu tiên trong môn Tài chính DN là: đừng bao giờ rơi vào cảnh thiếu tiền
–          Không nên coi huy động vốn là một trở ngại. Thầy Lassiter nói: “Chưa bao h trong lịch sử loài người. Nguồn cung vốn không vượt quá nguồn cung cơ hội”
–          Các việc làm đầu tiên khi khởi nghiệp: Bảo đảm tài chính;chứng minh ý tưởng; tìm kiếm nhân viên; tìm đối tác và khách hàng phù hợp
–          Kinh doanh không chỉ đơn thuần là một nghề. Nó còn là một lối sống, một lối tư duy và quản lý
–          Con người dành quá nhiều thời gian lo lắng về 20% khả năng một ngày xui xẻo sẽ đến với họ mà chẳng giành chút thời gian nào suy nghĩ về 1% cơ hội sẽ thay đổi cả cuộc sống của mình
–          Chẳng có điều gì xấu cho tới khi nó thực sự xảy ra. Cũng như trong quan hệ yêu thương, khi bạn phải tượng tượng cảnh mình chia tay  người khác và chuyện đó xảy ra thật, thực tế bao h cũng tệ hơn tưởng tượng gấp 10 lần. Bạn phỉa thật sự lạnh lùng, sắt đá mới có thể dự đoán chính xác xác suất và hậu quả
–          Kinh doanh khác với một số ngành như luật, y,kỹ thuật, .. buộc người học phải hiểu và nắm rõ từng chi tiết. Ở các cấp học, kinh doanh chỉ là sự theo đuổi những điều căn bản nhất, đỏi hỏi những phẩm chất như gan dạ, nhạy bén, khả năng lãnh đạo và óc suy xét -> kinh doanh là thứ không thể dạy, chỉ có thể là trải nghiệm và học hỏi mà thôi

Chương 13: Những mục tiêu táo bạo

–          Kỹ sư ,những người vốn dĩ luôn bị ám ảnh bởi chủ nghĩa cầu toàn, rằng đôi khi,họ phải biết thay đổi sản phẩm, không phải vì yêu cầu kỹ thuật mà do khách hàng muốn vậy
–          Phần lớn các vị lãnh đạo của P&G đều thăng tiến thông qua hoạt động tiếp thị và sale, đó chính là yếu tố thành công của DN

Chương 14: Ngắm nhìn các con tôi khôn lớn

–          Điểm cốt lõi trong tư duy của Porter là niềm tin cho ràng cạnh tranh là động lực thúc đẩy tăng trưởng năng suất, mồi doanh nghiệp, mỗi thành phố, mỗi quốc gia phải biết tìm ra lợi thế cạnh tranh cảu mình để phát huy
–          Peter Drucker: “ Những nhà lãnh đạo đưa ra những quyết định hiệu quả luôn biết rằng quyết định không bắt nguồn từ các số liệu thực tế. Một quyết định luôn bắt nguồn từ các ý kiến”. Ý kiến tạo ra tiêu chí tham khảo cho các số liệu thực tế. Nhưng 1 ý kiến duy nhất là không đủ. “ Một quyết định không có lựa chọn thay thế giống như ván bài may rủi cảu một con bạc tuyệt vọng, dfuf có tính toán cẩn thận, kỹ lưỡng đến đâu.
–          Một khi con tim đã cho bạn một hướng đi, hãy đi sâu nghiên cứu vấn đề

Chương 15: Tốt nghiệp

   “Mọi người lấy làm thích thú khi được nhận lương hưu và tiền trợ cấp vì những đóng góp trong lao động của chính mình. Nhưng chẳng ai buồn tính đến giá trị thời gian: con người thường phung phí rất nhiều thời gian như thể họ chẳng mất mát gì.”
  SENECA
–          Hãy làm những việc bạn yêu thích. Đừng từ bỏ. Phải biết liều lĩnh, bởi vì cuộc sống sau này sẽ còn nhiều khó khăn hơn thế. Gia đình quan trọng hơn công việc. Đừng hi sinh tất cả chỉ vì tiền. Nếu bạn yêu thích công việc của mình tiền sẽ tự động chảy vào túi bạn.
–          Khi nhìn lại, những điều to lơn trở nên nhỏ bé và những điều nhỏ bé sẽ trở lên to lớn hơn
–          So sánh sẽ giết chết hạnh phúc
–          Hank Paul đưa ra 4 lời khuyên:
1.      Cưỡng lại những ham muốn tầm thường trước mắt
2.      Thành thực với bản thân, phải biết công việc nào phù hợp với mình
3.      Gìn giữ la bàn đạo đức
4.      Duy trì cân bằng giữa sự nghiệp và cuộc sống
–          Luôn biết học hỏi và tỏa sáng khì thời cơ đến
–          Hạnh phúc thật sự trong công việc sẽ xuất hiện khi bạn giỏi làm những việc khó
–          Không một công ty nào có thể giúp chúng ta cân bằng. Chúng ta phải học cách nói không, sắp xếp lế hoạch để dành thời gian cho gia đình, bạn bè và các mục tiêu cá nhân.

Phần 3: Cảm nhận cá nhân:

   HBS là một trường kinh doanh hàng đầu thế giới, là mơ ước của rất nhiều người trên TG, ngôi trường này đã đào tạo nhiều nhân tài cho TG. HBS dạy thiêng về quản lý chung, nó chuẩn bị hành trang cho bạn quản lý và lãnh đạo mọi bộ phận trong DN, không chuyên về một lĩnh vực nào ( khác với một số trường hàng đâu như: Stanford, được biết đến như một địa điểm của thung lũng Silicon; trường Sloan, nằm trong Học Viện Công Nghệ Massachussets (MIT), dành cho các nhà kỹ sư, các nhà khoa học muốn đưa ý tưởng vào kinh doanh ( tôi đang quan tâm tới chương trình đào tạo của trường này..hi) ; Trường Wharton, DH Pennsylvania, dành cho các chuyên gia tài chính phố Wall; trường Kellogg, DH Northwestern, nổi tiếng vì ngành Marketing )
Toàn bộ cuốn sách là trải nghiệm thực tế của tác giả về cuộc sống và học tập tại HBS trong 2 năm học MBA, ông đưa ra cái nhìn khách quan nhất về ngôi trường này, cả cái được và cái không, tuy là chỉ nhìn dưới góc nhìn cá nhân nhưng ông đã đem lại cho độc giả những kiến thức và nhiều giá trị về sự học cần thiết giúp độc giả hiểu hơn về sự học suốt đời và cách lựa chọn cuộc sống cho chính mình.
Mặc dù, sinh viên HBS đều là những con người rất giỏi nhưng theo nhận xét đa chiều từ nhiều phía, họ nên nói ít và làm nhiều hơn. Một điều nữa, các sinh viên HBS hay gặp phải là vấn đề cân bằng giữa cuộc sống gia đình và công việc, nhiều người dành cả đời mình chỉ để  được tán thưởng, được đứng đầu, chiến thắng trong mọi cuộc chiến đấu.

Download ebook:

PDF: https://www.mediafire.com/folder/lu5qxkpxrc35obt,60yf23xkud1tkri/shared
Epub: http://www.mediafire.com/download/lu5qxkpxrc35obt/Nhung_dieu_truong_Harvard_that_su_day_ban_-_Philip_Delves_Broughton.epub

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đại số đại cương của Hoàng Xuân Sính

Sách Đại số đại cương dành cho sinh viên ngành Toán. Tác giả: Hoàng Xuân Sính Nhà xuất bản: Giáo dục Năm xuất bản: 2005 Nội dung sách gồm 6 chương: Chương I: Tập hợp và quan hệ Chương II: Nửa nhóm và nhóm Chương III: Vành và trường Chương IV: Vành đa thức Chướng V: Vành chính và vành Ơclit Chương VI: Đa thức trên trường số DOWNLOAD: MediaFire

Hán Văn – Trần Trọng San

Hán Văn NXB Bắc Đẩu 1973 Tác giả: Trần Trọng San Số trang: 448 Quyển “Hán Văn” này, gồm có 4 phần sau: Phần thứ nhất – Mở đầu Phần thứ hai – Tân quốc văn Phần thứ ba – Trung quốc văn tuyên Phần thứ tư – Trung quốc văn phạm Download Hán Văn (NXB Bắc Đẩu 1973) – Trần Trọng San, 448 Trang.PDF Download Hán Văn (NXB Bắc Đẩu 1973) – Trần Trọng San, 448 Trang.PDF Download Hán Văn (NXB Bắc Đẩu 1973) – Trần Trọng San, 448 Trang.PDF Sưu tầm tài liệu học Hán Văn: Download

Pà Pá, Mình Kiếm Món Gì Ngon Ăn Đi

Có câu “Ăn cơm Tàu” để chỉ sự hấp dẫn của ẩm thực Trung Hoa. “Pà Pá, mình kiếm món gì ngon ăn đi” là câu cửa miệng mỗi chiều tuổi thơ của một gia đình người Hoa sống ở Chợ Lớn trả qua ba thế hệ gần 100 năm. Nhà báo Phạm Công Luận tâm đắc: “Qua cuốn sách này, có thể thấy vẻ đẹp, sự hấp dẫn của nghệ thuật ẩm thực do người Hoa sống lâu đời ở Chợ Lớn còn được giữ gìn và phổ biến. Còn thấy được tình người, tình đời trong cuộc sống gắn bó với truyền thống nhưng cởi mở với cộng đồng của họ”. Pà Pá, Mình Kiếm Món Gì Ngon Ăn Đi không phải là sách dạy nấu ăn, dù cuốn sách là hơn 30 món thuộc loại “đặc sản” của người Hoa: Bánh bao, bánh tổ, bánh hẹ, cải chua ruột heo, chì mà phủ (chè mè đen), lạp vịt, sủi cảo, hột gà trà… mà sau món ăn còn là tình, là nghĩa. Ông già Tiều 80 tuổi buổi sáng chỉ ăn cháo trắng nhưng đủ sức tát vào mặt để cảnh cáo ông thầy giáo vì ham vợ bé nên đánh vợ lớn đến gãy tay. Hoặc món bánh bá trạng là cách cư xử đẹp đẽ với nhau giữa hai người phụ nữ lấy ch