Chuyển đến nội dung chính

Sử Ký Tư Mã Thiên - Bản dịch mới đầy đủ

Giới thiệu

Sử ký là tác phẩm sử học lớn nhất của Trung Hoa và là một trong những quyển sử có tiếng nhất của thế giới. Đặc biệt hơn nữa, Sử ký từ lâu còn được coi là một trong những tác phẩm văn học lớn của nhân loại. Bộ sử vĩ đại này miêu tả tổng quát về lịch sử Trung Quốc bao trùm 2.000 năm từ Hoàng Đế đến đời Hán Vũ Đế. Công trình này là nền tảng cho các phát triển sau này trong sử học Trung Hoa.
Sử ký là một tác phẩm cực kỳ đồ sộ, tất cả 52 vạn chữ, 130 thiên, chia làm nhiều phần gồm: Bản kỷ, biểu, thư, thế gia, liệt truyện; trong đó phần bản kỷ có 12 thiên, biểu có 10 thiên, thư có 8 thiên, thế gia có 30 thiên, liệt truyện 70 thiên; tất cả tập họp lại thành một thế giới bao la rợn ngợp!
Sử ký lớn lao như vậy, nhưng đọc hiểu đã khó, phiên dịch còn khó hơn, do viết bằng thứ Hán văn cổ đã quá xa với tư duy ngôn ngữ hiện đại: ngay ở Trung Quốc hay Đài Loan hiện tại cũng cần có nhiều bản dịch ra tiếng Trung hiện đại để độc giả có thể tiếp cận. Ở Việt Nam, tuy trước nay có một số bản dịch Sử ký đã được xuất bản, như bản dịch Sử ký của Nhượng Tống, do Tân Việt xuất bản năm 1944, bản dịch Sử Ký của Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê, do Lá Bối in năm 1972, hay bản dịch Sử ký của Phan Ngọc, do nhà Văn học in năm 1971, song tất cả đều là bản dịch hoặc có tính nhập môn giới thiệu sơ lược, hoặc là bản dịch tuyển chọn lại, không đầy đủ. Đây là lần đầu tiên, Sử ký được dịch trọn vẹn ở Việt Nam.

Bộ Sử ký bao gồm:

Sử Ký - Tâp 1: Bản Kỷ


"Nay bọn Nho sinh không noi thời nay mà lại học thời cổ, chê bai đương thời, làm rối trăm họ. Thần thừa tướng Tư dám chết tâu rằng... Ai nấy đều cho sở học của mình là hay, chê bai sự sắp đặt của Thánh thượng... Nghe lệnh ban xuống thì ai ai cũng đem sở học ra bàn luận. vào triều thì chê bai trong lòng, ra triều thì bàn tán đầu ngõ... Như vậy mà không cấm thì uy vua giảm sút ở trên, bè đảng hình thành ở dưới. Nên cạm là hơn. Thần thỉnh cầu sử quan nếu không phải sách ghi chép sử nhà Tần đều đốt hết. Không giữ chức quan Bác sĩ mà thiên hạ vẫn dám cất chứa Thi - Thư, sách vở của Bách gia chư tử, tất tật phải đưa đến chỗ quận thú, quận úy tập trung lại đốt sạch..."

Sử Ký Liệt Truyện (Quyển Thượng)


"Thế rồi Thái tử tìm chủy thủ sắc bén trong thiên hạ, kiếm được chủy thủ của Từ phu nhân nước Triệu, trả giá trăm dật vàng, sai thợ đem tôi trong thuốc độc, dùng người để thử, rướm máu như sợi tơ, không ai không chết ngay. Bèn chuẩn bị hành trang cho Kinh Kha lên đường. Nước Yên có dũng sĩ Tần Vũ Dương, mười ba tuổi, giết người, không ai dám nhìn thẳng. Bèn lệnh Tần Vũ Dương làm phó. Kinh Kha đợi người đến, muốn cùng đi; người đó ở xa chưa đến, sắp sẵn hành lý cho. Lâu sau, chưa lên đường, Thái tử cho là chậm trễ, ngờ Kinh Kha hối hận đổi ý, lại thúc giục: "Thời gian đã hết, Kinh Khanh há có ý gì chăng? Đan xin được sai Tần Vũ Dương đi trước." Kinh Kha giận, quát Thái tử: "Sao Thái tử sai hắn đi trước? Đi mà không trở về, là trò trẻ con! Vả lại đem một dao chủy thủ vào Tần mạnh đầy bất trắc, cho nên tôi còn lưu lại, đợi người khách của tôi đến đi cùng. Nay Thái tử cho là chậm trễ, vậy xin từ biệt!" Bèn xuất phát.
Thái tử cùng tân khách biết việc đó, đều mặc áo đội mũ trắng đưa tiễn. Đến trên sông Dịch, tế thần đường xong, liền xuất phát, Cao Tiệm Ly đánh đàn tranh, Kinh Kha họa lại hát theo điệu biến chủy, kẻ sĩ đều nhỏ lệ sụt sùi. Lại bước lên hát rằng: ‘Gió se sắt chừ sông Dịch lạnh, tráng sĩ một đi chừ không trở lại!’Lại hát bằng âm vũ khảng khái, kẻ sĩ đều trợn mắt, tóc dựng xiên lên mũ. Thế rồi Kinh Kha lên xe ra đi, không ngoái nhìn lại nữa."
Truyện Kinh Kha, Thích khách liệt truyện

Sử Ký Liệt Truyện (Quyển Hạ)



“Biển Thước sang Tề, Tề Hoàn hầu coi ông như khách. Biển Thước vào triều kiến, nói: "Ngài có bệnh ở da, không chữa bệnh sẽ thêm nặng". Hoàn hầu nói: "Quả nhân không có bệnh." Biển Thước đi khỏi, Hoàn hầu bảo tả hữu rằng: "Thầy thuốc hám lợi, định lấy người không bệnh ra chữa để kể công".
Năm ngày sau, Biển Thước lại vào yết kiến, nói: "Ngài có bệnh ở mạch máu, không chữa e càng thêm nặng". Hoàn hầu nói: "Quả nhân không có bệnh". Biển Thước ra về, Hoàn hầu không vui…
Năm ngày sau, Biển Thước lại vào gặp, vừa thấy Hoàn hầu liền bỏ chạy. Hoàn hầu sai người hỏi nguyên do, Biển Thước nói: "Bệnh ở da, dùng thuốc chườm còn kịp; vào đến mạch máu, dùng kim châm còn kịp… Nay bệnh đã vào đến xương tủy, thần không xin được chữa nữa". Năm ngày sau, Hoàn hầu đổ bệnh, sai người triệu Biển Thước, Biển Thước đã trốn đi. Thế rồi Hoàn hầu liền chết.
Giả sử thánh nhân đoán trước được bệnh, có thể sai thầy giỏi chữa trị sớm, bệnh sẽ qua khỏi, giữ được mạng sống. Người ta có điều tức tối, nên bệnh tật nhiều; còn thầy thuốc có điều tức tối, cách chữa bệnh ít. Do đó bệnh có sáu dạng không chữa được: Kiêu ngạo phóng túng không bàn đạo lý, là bệnh thứ nhất không chữa được; coi nhẹ thân mình xem trọng của cải, là bệnh thứ hai không chữa được; ăn mặc vô độ không có chừng mực, là bệnh thứ ba không chữa được; âm dương hỗn loạn, khí tạng bất ổn, là bệnh thứ tư không chữa được; thân mình gầy yếu không dùng nổi thuốc, là bệnh thứ năm không chữa được; tin vào đồng cốt không tin thầy thuốc, là bệnh thứ sáu không chữa được. Có một trong các chứng đó, thì vô cùng khó chữa.”
(Truyện Biển Thước)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đại số đại cương của Hoàng Xuân Sính

Sách Đại số đại cương dành cho sinh viên ngành Toán. Tác giả: Hoàng Xuân Sính Nhà xuất bản: Giáo dục Năm xuất bản: 2005 Nội dung sách gồm 6 chương: Chương I: Tập hợp và quan hệ Chương II: Nửa nhóm và nhóm Chương III: Vành và trường Chương IV: Vành đa thức Chướng V: Vành chính và vành Ơclit Chương VI: Đa thức trên trường số DOWNLOAD: MediaFire

Hán Văn – Trần Trọng San

Hán Văn NXB Bắc Đẩu 1973 Tác giả: Trần Trọng San Số trang: 448 Quyển “Hán Văn” này, gồm có 4 phần sau: Phần thứ nhất – Mở đầu Phần thứ hai – Tân quốc văn Phần thứ ba – Trung quốc văn tuyên Phần thứ tư – Trung quốc văn phạm Download Hán Văn (NXB Bắc Đẩu 1973) – Trần Trọng San, 448 Trang.PDF Download Hán Văn (NXB Bắc Đẩu 1973) – Trần Trọng San, 448 Trang.PDF Download Hán Văn (NXB Bắc Đẩu 1973) – Trần Trọng San, 448 Trang.PDF Sưu tầm tài liệu học Hán Văn: Download

Pà Pá, Mình Kiếm Món Gì Ngon Ăn Đi

Có câu “Ăn cơm Tàu” để chỉ sự hấp dẫn của ẩm thực Trung Hoa. “Pà Pá, mình kiếm món gì ngon ăn đi” là câu cửa miệng mỗi chiều tuổi thơ của một gia đình người Hoa sống ở Chợ Lớn trả qua ba thế hệ gần 100 năm. Nhà báo Phạm Công Luận tâm đắc: “Qua cuốn sách này, có thể thấy vẻ đẹp, sự hấp dẫn của nghệ thuật ẩm thực do người Hoa sống lâu đời ở Chợ Lớn còn được giữ gìn và phổ biến. Còn thấy được tình người, tình đời trong cuộc sống gắn bó với truyền thống nhưng cởi mở với cộng đồng của họ”. Pà Pá, Mình Kiếm Món Gì Ngon Ăn Đi không phải là sách dạy nấu ăn, dù cuốn sách là hơn 30 món thuộc loại “đặc sản” của người Hoa: Bánh bao, bánh tổ, bánh hẹ, cải chua ruột heo, chì mà phủ (chè mè đen), lạp vịt, sủi cảo, hột gà trà… mà sau món ăn còn là tình, là nghĩa. Ông già Tiều 80 tuổi buổi sáng chỉ ăn cháo trắng nhưng đủ sức tát vào mặt để cảnh cáo ông thầy giáo vì ham vợ bé nên đánh vợ lớn đến gãy tay. Hoặc món bánh bá trạng là cách cư xử đẹp đẽ với nhau giữa hai người phụ nữ lấy ch