Chuyển đến nội dung chính

Sơn Hải kinh


Trong kho tàng điển tịch của người Trung Hoa, Sơn Hải Kinh là một bộ sách rất đặc biệt. Nó bao hàm nội dung về rất nhiều phương diện, từ địa lý, thiên văn, lịch sử, thần thoại, khí tượng cho tới động vật, thực vật, khoáng vật, y dược, tôn giáo. Những ghi chép trong sách tuy cũng có một số có thể ấn chứng với thực tế, nhưng phần nhiều vẫn mang màu sắc thần thoại, có lẽ được dựa vào trí tưởng tượng mà viết nên. Cũng bởi thế mà người thời Thanh khi biên soạn Tứ khố toàn thư có nhận định rằng sách này “ba hoa về những chuyện thần tiên ma quái, không có gì là chân thực, thực là tổ của dòng tiểu thuyết vậy. Đưa vào Sử bộ, không thể chấp thuận được vậy”, rồi bèn đổi sang Tử bộ, xếp vào loại Tiểu thuyết gia.
Về mặt kết cấu, bản Sơn Hải Kinh mà chúng ta có thể thấy được ngày nay cả thảy có 18 quyển, trong đó 5 quyển đầu được gọi chung là Ngũ tạng sơn kinh, hay gọi tắt là Sơn kinh, chủ yếu ghi chép về núi non và sản vật các nơi cùng với nghi thức cúng tế thần thánh; 13 cuốn sau được liệt vào nhóm Hải kinh, lại được chia ra làm các nhóm nhỏ hơn là Hải Ngoại kinh, Hải Nội kinh và Đại Hoang kinh, chủ yếu ghi chép về hình thế địa lý và phong thổ nhân tình ở các vùng. Về thứ tự trình bày các phương hướng, ngoại trừ Đại Hoang kinh thì các phần còn lại đều được sắp xếp theo thứ tự nam, tây, bắc, đông, khác hẳn với lẽ thường. Đây là một bí ẩn mà đến nay chưa người nào có thể đưa ra lời giải đáp xác đáng, cũng chưa ai phát hiện ra một cuốn thư tịch nào khác được chép theo thứ tự như vậy trong kho thư tịch thời Tiên Tần.
Xem online: https://truyenyy.com/truyen/son-hai-kinh/danh-sach-chuong/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đại số đại cương của Hoàng Xuân Sính

Sách Đại số đại cương dành cho sinh viên ngành Toán. Tác giả: Hoàng Xuân Sính Nhà xuất bản: Giáo dục Năm xuất bản: 2005 Nội dung sách gồm 6 chương: Chương I: Tập hợp và quan hệ Chương II: Nửa nhóm và nhóm Chương III: Vành và trường Chương IV: Vành đa thức Chướng V: Vành chính và vành Ơclit Chương VI: Đa thức trên trường số DOWNLOAD: MediaFire

Hán Văn – Trần Trọng San

Hán Văn NXB Bắc Đẩu 1973 Tác giả: Trần Trọng San Số trang: 448 Quyển “Hán Văn” này, gồm có 4 phần sau: Phần thứ nhất – Mở đầu Phần thứ hai – Tân quốc văn Phần thứ ba – Trung quốc văn tuyên Phần thứ tư – Trung quốc văn phạm Download Hán Văn (NXB Bắc Đẩu 1973) – Trần Trọng San, 448 Trang.PDF Download Hán Văn (NXB Bắc Đẩu 1973) – Trần Trọng San, 448 Trang.PDF Download Hán Văn (NXB Bắc Đẩu 1973) – Trần Trọng San, 448 Trang.PDF Sưu tầm tài liệu học Hán Văn: Download

Pà Pá, Mình Kiếm Món Gì Ngon Ăn Đi

Có câu “Ăn cơm Tàu” để chỉ sự hấp dẫn của ẩm thực Trung Hoa. “Pà Pá, mình kiếm món gì ngon ăn đi” là câu cửa miệng mỗi chiều tuổi thơ của một gia đình người Hoa sống ở Chợ Lớn trả qua ba thế hệ gần 100 năm. Nhà báo Phạm Công Luận tâm đắc: “Qua cuốn sách này, có thể thấy vẻ đẹp, sự hấp dẫn của nghệ thuật ẩm thực do người Hoa sống lâu đời ở Chợ Lớn còn được giữ gìn và phổ biến. Còn thấy được tình người, tình đời trong cuộc sống gắn bó với truyền thống nhưng cởi mở với cộng đồng của họ”. Pà Pá, Mình Kiếm Món Gì Ngon Ăn Đi không phải là sách dạy nấu ăn, dù cuốn sách là hơn 30 món thuộc loại “đặc sản” của người Hoa: Bánh bao, bánh tổ, bánh hẹ, cải chua ruột heo, chì mà phủ (chè mè đen), lạp vịt, sủi cảo, hột gà trà… mà sau món ăn còn là tình, là nghĩa. Ông già Tiều 80 tuổi buổi sáng chỉ ăn cháo trắng nhưng đủ sức tát vào mặt để cảnh cáo ông thầy giáo vì ham vợ bé nên đánh vợ lớn đến gãy tay. Hoặc món bánh bá trạng là cách cư xử đẹp đẽ với nhau giữa hai người phụ nữ lấy ch