Chuyển đến nội dung chính

Lã Thị Xuân Thu


https://www.vinabook.com/images/thumbnails/product/240x/27293_33785.jpg

Theo Sử ký, Lã Bất Vi truyện thì Lã Thị Xuân Thu ra đời là do Lã Bất vi khi làm Thừa tướng nước Tần “nghĩ rằng mạnh như nước Tần mà kém cạnh người thì hổ thẹn”, “Nguỵ có Tín Lăng Quân, Sở có Xuân Thân Quân, Triệu có Bình Nguyên Quân, Tế có Mạnh Thường Quân, đều chiêu hiền đãi sĩ, thết nuôi tân khách, bèn “cũng chiêu vời kẻ sỉ, đãi ngộ rất hậu, thực khách có đến ba ngàn người”. Mà “thời bấy giờ chư hầu có nhiều biện sĩ, như bọn Tuân Khanh, viết sách công bố trong thiên hạ”. Lã Bât Vi bèn sai các thực khách của mình viết ra những điều nghe biết, tập hợp lại làm thành “Bát lãm”, “Lục luận” và “Thập nhị kỷ” cộng hơn hai mươi vạn chữ, coi là có đủ “thiên địa vạn vật cổ kim chi sự”, đặt tên là Lã Thị Xuân Thu và “đặt ở cổng chợ Hàm Dương, treo ngàn lạng vàng trên đó,  mời du sĩ tân khách chư hầu ai thêm bớt được một chữ thì thưởng ngàn lạng vàng”.
Lã Bất Vi đã có thể đầu cơ Tử Sở như một món hàng hiếm, bỏ của ra mua thừa tự, dã tâm chính trị phải nói rất lớn. Bản thân họ Lã từ một gã con buôn ngồi lên ghế Thừa tướng, đã cống hiến không ít cho các hành động quân sự của nước Tần thôn tính lục quốc, kể cũng là một chính trị gia lão luyện thành đạt. Bây giờ đối với một đế quốc phong kiến sắp đại nhất thống, ông ta muốn dùng pho sách này để công bố mô hình thiết kế của mình, nói theo ngôn ngữ ngày nay thì quả cũng là có “tầm nhìn xa”, một mặt thúc đẩy cục diện thống nhất, mặt khác để trình bày cả một hệ phương án cai trị. Treo sách cổng chợ, hứa thưởng ngàn vàng một chữ cũng là rất phù hợp với tính cách của họ Lã, vừa danh vừa lợi, vừa có dã tâm chính trị vừa không đổi tính cách con buôn. Hiệu quả thực của việc làm ấy là đã nghiệm chứng uy thế của mình, đồng thời cũng là một “mốt” quảng cáo cực kỳ hấp dẫn cho cuốn sách, khuếch đại tiếng tăm của họ Lã và của Lã Thị Xuân Thu.
Mục lục:
Lời giới thiệu
Mạnh xuân kỷ
Bản sing
Trọng kỷ
Quý công
Khử tư
Trọng xuân kỷ
Quý sinh
Tình dục
Đáng nhiễm
Công danh
Quý xuân kỷ
Tận số
Tiên kỷ
Luận nhân
Viên đạo
Mạnh hạ kỷ
Khuyến học
Tôn sư
Vu đồ
Dụng chúng
Trọng hạ kỷ
Quý hạ kỷ
Mạnh thu kỷ
Trọng thu kỷ
Quý thu kỷ
Mạnh đông kỷ
Trọng đồng kỷ
Quý đông kỷ
Tự ý

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Hán Văn – Trần Trọng San

Hán Văn NXB Bắc Đẩu 1973 Tác giả: Trần Trọng San Số trang: 448 Quyển “Hán Văn” này, gồm có 4 phần sau: Phần thứ nhất – Mở đầu Phần thứ hai – Tân quốc văn Phần thứ ba – Trung quốc văn tuyên Phần thứ tư – Trung quốc văn phạm Download Hán Văn (NXB Bắc Đẩu 1973) – Trần Trọng San, 448 Trang.PDF Download Hán Văn (NXB Bắc Đẩu 1973) – Trần Trọng San, 448 Trang.PDF Download Hán Văn (NXB Bắc Đẩu 1973) – Trần Trọng San, 448 Trang.PDF Sưu tầm tài liệu học Hán Văn: Download

Đại số đại cương của Hoàng Xuân Sính

Sách Đại số đại cương dành cho sinh viên ngành Toán. Tác giả: Hoàng Xuân Sính Nhà xuất bản: Giáo dục Năm xuất bản: 2005 Nội dung sách gồm 6 chương: Chương I: Tập hợp và quan hệ Chương II: Nửa nhóm và nhóm Chương III: Vành và trường Chương IV: Vành đa thức Chướng V: Vành chính và vành Ơclit Chương VI: Đa thức trên trường số DOWNLOAD: MediaFire

Lễ ký

Kinh Lễ hay còn gọi là Lễ ký (lai5 gei3) là một quyển trong bộ Ngũ Kinh của Khổng Tử, tương truyền do các môn đệ của Khổng Tử thời Chiến quốc viết, ghi chép các lễ nghi thời trước. Lễ ký cùng với Châu lễ và Nghi lễ được gọi chung là Tam lễ. Khổng Tử hiệu đính lại Kinh Lễ mong dùng làm phương tiện để duy trì và ổn định trật tự. Khổng Tử nói: "Không học Kinh Lễ thì không biết đi đứng ở đời" Lễ Ký Kinh Điển Về Việc Lễ – Nhữ Nguyên – NXB Đồng Nai 1996 – 350 trang