Chuyển đến nội dung chính

15 Cuốn Sách Triết Học Hay Nhất Cho Người Mới Bắt Đầu

 

Một bộ phận của nhân loại đang đặt ra những câu hỏi như tại sao chúng ta lại có mặt ở đây, mục đích tồn tại là gì và làm thế nào để hiểu rõ cuộc sống cũng như thế giới xung quanh chúng ta. Triết học khám phá và đôi khi cố gắng trả lời những câu hỏi này theo những cách có thể điều chỉnh thế giới quan của chúng ta cho tốt hơn. Vì triết học là một môn học đã có từ hàng thiên niên kỷ nên thật khó để biết ta nên bắt đầu học từ đâu. Thậm chí còn khó hơn khi thu hẹp môn học vào một danh sách hữu hạn các cuốn sách. Trong bài đăng này, bạn sẽ tìm thấy 15 cuốn sách triết học hay nhất để bắt đầu, cùng với các khái niệm mà mỗi cuốn bao hàm.

Tôi đã chia bài viết này thành ba phần: văn bản triết học cổ điển, sách triết học đương đại và sách cung cấp cái nhìn tổng quan về các trào lưu hoặc khái niệm triết học. Bằng cách đó, nếu bạn mới bắt đầu nghiên cứu triết học, bạn chắc chắn sẽ tìm thấy những gì mình đang tìm kiếm. Nếu bạn muốn có những cuốn sách giải thích các khái niệm triết học cho trẻ em, hãy bắt đầu với danh sách này.


5 cuốn sách triết học cổ điển

1. The Analects-Confucius (tạm dịch: Sách Văn tuyển-Khổng Tử)

Khổng Tử là một nhà triết học Trung Quốc sống vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Những lời dạy của ông đã cung cấp những nguyên tắc sáng lập cho Nho giáo, một trường phái triết học được biết đến với sự nhấn mạnh vào đạo đức, giáo dục và gia đình. 

The Analects thu thập nhiều câu nói nổi tiếng của Khổng Tử, được các môn đồ của ông biên soạn sau khi ông qua đời.

2. Cộng Hòa (Plato)

Plato là một triết gia có mối liên hệ với hai nhà tư tưởng nổi tiếng khác - Socrates (thầy của ông) và Aristotle (học trò của ông). 

Cộng hòa là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, được trình bày dưới dạng đối thoại giữa Socrates và ba người khác. Thông qua các cuộc thảo luận lý thuyết này, Plato cố gắng trả lời các câu hỏi về con người và cộng đồng lý tưởng.

3. Selected Writings-Hildegard of Bingen (tạm dịch: Các bài viết chọn lọc-Hildegard of Bingen)

Nếu bạn muốn thử tìm hiểu về triết học thời Trung cổ thì Selected Writings sẽ là một lựa chọn hàng đầu. Hildegard of Bingen là một nhà thơ, nhà thần bí và nhạc sĩ cũng như một trong những nữ tu dòng Benedictine được đánh giá cao nhất vào thời của bà. Tập này bao gồm tuyển tập các bài hát, tác phẩm có tầm nhìn xa trông rộng và những bức thư của bà về nhiều chủ đề triết học khác nhau.

4. A Vindication of the Rights of Woman-Mary Wollstonecraft (tạm dịch: Sự biện minh cho các quyền của phụ nữ-Marry Wollstonecraft)


Mary Wollstonecraft sống đến cuối thế kỷ 18, nơi các cuộc cách mạng ở Pháp và Mỹ kêu gọi cho các quyền của đàn ông. Đáp lại điều ấy, bà đã xác định các quyền của phụ nữ và kêu gọi chấm dứt các định kiến ​​và vai trò xã hội nghiêm khắc được giao cho họ. Bằng cách vạch ra con đường dẫn đến quyền bình đẳng cho phụ nữ, bao gồm cả các lựa chọn giáo dục và nghề nghiệp tốt hơn, văn bản này được coi là một trong những tác phẩm đầu tiên về nữ quyền hiện đại.

5. Đi tìm lẽ sống-Victor Frankl


Viktor Frankl là một bác sĩ tâm thần và là người sống sót sau thảm họa Holocaust. Cuốn hồi ký của ông kể lại sự tàn bạo mà ông và những người khác đã phải trải qua trong các trại tập trung của Đức Quốc xã. Ông quan sát thấy rằng những người có thể tìm thấy ý nghĩa sẽ tìm thấy sức mạnh để tiếp tục sống. Theo Frankl, trung tâm của mỗi người là nhu cầu về một ý nghĩa hoặc mục đích to lớn hơn. Mặc dù đau khổ là không thể tránh khỏi, nhưng ông cho rằng ý nghĩa có thể giúp chúng ta đối phó với nó và tiến lên phía trước.


5 cuốn sách triết học hiện đại

1. Sister Outsider: Essay and Speeches-Audre Lorde (tạm dịch: Phụ nữ ngoài lề xã hội: Bài luận và bài phát biểu-Audre Lorde)


Sister Outsider biên soạn 15 bài luận và bài phát biểu do Audre Lorde đưa ra vào cuối thế kỷ XX. Ngoài việc khám phá bản sắc riêng của mình là một người đồng tính nữ da đen và có học thức, bà ấy còn lập luận về sự cần thiết của việc những phụ nữ bị gạt ra ngoài lề xã hội chia sẻ kinh nghiệm và cuộc đấu tranh chống lại sự đàn áp. Bà cũng nhấn mạnh xen kẽ tầm quan trọng của chủ nghĩa nữ quyền và cộng đồng để hướng tới trao quyền.

2. What We Owe to Each Other- T.M. Scanlon (Những gì chúng ta nợ nhau-T.M.Scanlon)


Trong cuốn tiểu thuyết được phổ biến bởi The Good Place của NBC, T.M. Scanlon đã khám phá và cố gắng trả lời một số câu hỏi liên quan đến đạo đức. Điều gì khiến một hành động được cho là đúng hay sai? Tại sao một người phải có nghĩa vụ thực hiện các hành động giúp đỡ người khác hơn là làm tổn thương họ? Và cách chúng ta trả lời những câu hỏi trước đây ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn nhận các khái niệm như công bằng hay đạo đức như thế nào?

3. Beast and Man: The Roots of Human Nature-Mary Midgley (tạm dịch: Con người và Quái vật: Vai trò và bản chất của con người-Mary Midgley)

Khi xem xét bản chất con người và bản chất động vật, nhiều triết gia đã xếp hai yếu tố này vào các hộp riêng biệt. Nhưng Mary Midgley đề xuất rằng cách con người và động vật hành động tồn tại liên tục hơn là trong các phạm trù riêng biệt. Trong Beasts and Man, Midgley thách thức cách con người nên nghĩ về bản thân và các loài động vật khác bằng cách khẳng định rằng chúng ta giống nhau hơn là khác biệt.

4. Thiền tâm, sơ tâm-Shunryu Suzuki

Cuốn tiểu thuyết này cung cấp những hiểu biết sâu sắc về khái niệm Thiền tông nói về "tâm trí của người mới bắt đầu" và tọa thiền, một hình thức thiền định. Nó khám phá cả các yếu tố vật lý của thiền, như tư thế và hơi thở, cũng như các khía cạnh siêu hình như tự do thoát khỏi sự ràng buộc. Ngắn gọn và thấm thía, Thiền tâm, sơ tâm được viết cho cả những người mới tiếp cận với triết học Thiền tông và những độc giả có kinh nghiệm.

5. All About Love: New Visions-Bell Hooks (tạm dịch: Tất cả về tình yêu: Những tầm nhìn mới-Bell Hooks)


All About Love khám phá tình yêu và sự kết nối của con người cũng như lý do tại sao chúng ta phải suy nghĩ lại những cách thông thường mà ta nhìn nhận về những khái niệm này lại được cho là quan trọng. Từ việc nhìn nhận tình yêu của bản thân dưới một lăng kính nhân ái hơn để đánh giá các loại tình yêu ngoài mối quan hệ lãng mạn, Bell Hooks đã sử dụng những câu chuyện từ cuộc sống của chính mình và những quan sát cá nhân để xác định lại tình yêu.


5 sách tổng quan về triết học dành cho người mới bắt đầu

1. At The Existentialist Cafe-Sarah Bakewell (tạm dịch: Tại quán cafe Hiện sinh-Sarah Bakewell)


Bối cảnh: Paris, 1933. Ba triết gia trẻ - Jean-Paul Sartre, Simone de Beauvoir và Raymond Aron - gặp nhau tại một quán cà phê. Vào lúc uống xong đồ uống, họ đã được truyền cảm hứng theo cách sẽ cách mạng hóa chủ nghĩa hiện sinh hiện đại. Trong cuốn tiểu thuyết này, Sarah Bakewell kể câu chuyện về chủ nghĩa hiện sinh từ những ngày đầu của nó vào thế kỷ 19 cho những người tham gia gần đây hơn trong phong trào.

2. Thế giới của Sophie-Jostein Gaarder


Sophie Amundsen vào năm mười bốn tuổi bắt đầu nhận được các ghi chú trong hộp thư của mình từ một nhân vật bí ẩn. Mỗi ghi chú dạy cho cô ấy điều gì đó mới mẻ về lịch sử triết học và cách cô ấy có thể sử dụng những nguyên tắc này. Nhưng sự giao thiệp này có một bước ngoặt kỳ lạ khi những lá thư gửi cho một cô gái khác bắt đầu xuất hiện. Nếu Sophie muốn làm sáng tỏ bí ẩn này, cô ấy sẽ cần áp dụng hiểu biết của mình về triết học vào thế giới của chính mình.

3. Everyday Ubuntu: Living Better Together, the African Way-Mungi Ngomane (tạm dịch: Ubuntu mỗi ngày: Sống tốt hơn cùng nhau, Phương pháp Châu Phi-Mungi Ngomane)


Ubuntu là một triết lý của người Nam Phi tin vào mối liên kết mà tất cả mọi người cùng chia sẻ. Nó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhìn thấy tính nhân văn ở người khác và đối xử với họ bằng lòng trắc ẩn. Trong cuốn sách này, Mungi Ngomane cung cấp 14 bài học để giúp những người khác thực hành triết lý của Ubuntu trong cuộc sống hàng ngày. Mục tiêu chung của nó: làm việc thông qua sự phân chia và nhận ra giá trị vốn có của mỗi người.

4. Singing in the Fire: Stories of Women in Philosophy-Linda Martin Alcoff (tạm dịch: Hát trong lửa: Những câu chuyện về những nhà triết học nữ -Linda Martin Alcoff )


Các nhà triết học nữ đã phải đối mặt với sự phân biệt giới tính từ cả đồng nghiệp và sinh viên trong phần lớn lịch sử của ngành. Tuyển tập này tập hợp các bài tiểu luận của các triết gia lâu đời về lịch sử của phụ nữ trong triết học, những bước tiến đã đạt được trong những năm gần đây và cách để tiếp tục tiến bộ cho các thế hệ tương lai.

5. How To Be A Stoic: Using Ancient Philosophy To Live A Modern Life -Massimo Pigliucci (Làm thế nào để trở thành một người khắc kỉ: Sử dụng triết học cổ đại để sống cuộc sống hiện đại-Massimo Pigliucci)


Chủ nghĩa khắc kỷ là một triết học La Mã nhấn mạnh việc chịu đựng đau khổ với cảm giác bình tĩnh và kiềm chế. Triết gia Massimo Pigliucci tiếp thu triết lý này và đưa ra những cách áp dụng nó vào cuộc sống hiện đại. Thông qua chủ nghĩa khắc kỷ, Pigliucci khuyên độc giả về cách theo dõi cảm xúc của họ và đối mặt với thử thách bằng một cái đầu tỉnh táo

----------

Tác giả: CJ Connor

Link bài gốc: 15 Of The Best Philosophy Books For Beginners

Dịch giả: Lục Hạ- ToMo - Learn Something New

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Lục Hạ - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook ToMo - Learn Something New  để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày.

(***) Trở thành Tình nguyện viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đại số đại cương của Hoàng Xuân Sính

Sách Đại số đại cương dành cho sinh viên ngành Toán. Tác giả: Hoàng Xuân Sính Nhà xuất bản: Giáo dục Năm xuất bản: 2005 Nội dung sách gồm 6 chương: Chương I: Tập hợp và quan hệ Chương II: Nửa nhóm và nhóm Chương III: Vành và trường Chương IV: Vành đa thức Chướng V: Vành chính và vành Ơclit Chương VI: Đa thức trên trường số DOWNLOAD: MediaFire

Hán Văn – Trần Trọng San

Hán Văn NXB Bắc Đẩu 1973 Tác giả: Trần Trọng San Số trang: 448 Quyển “Hán Văn” này, gồm có 4 phần sau: Phần thứ nhất – Mở đầu Phần thứ hai – Tân quốc văn Phần thứ ba – Trung quốc văn tuyên Phần thứ tư – Trung quốc văn phạm Download Hán Văn (NXB Bắc Đẩu 1973) – Trần Trọng San, 448 Trang.PDF Download Hán Văn (NXB Bắc Đẩu 1973) – Trần Trọng San, 448 Trang.PDF Download Hán Văn (NXB Bắc Đẩu 1973) – Trần Trọng San, 448 Trang.PDF Sưu tầm tài liệu học Hán Văn: Download

Pà Pá, Mình Kiếm Món Gì Ngon Ăn Đi

Có câu “Ăn cơm Tàu” để chỉ sự hấp dẫn của ẩm thực Trung Hoa. “Pà Pá, mình kiếm món gì ngon ăn đi” là câu cửa miệng mỗi chiều tuổi thơ của một gia đình người Hoa sống ở Chợ Lớn trả qua ba thế hệ gần 100 năm. Nhà báo Phạm Công Luận tâm đắc: “Qua cuốn sách này, có thể thấy vẻ đẹp, sự hấp dẫn của nghệ thuật ẩm thực do người Hoa sống lâu đời ở Chợ Lớn còn được giữ gìn và phổ biến. Còn thấy được tình người, tình đời trong cuộc sống gắn bó với truyền thống nhưng cởi mở với cộng đồng của họ”. Pà Pá, Mình Kiếm Món Gì Ngon Ăn Đi không phải là sách dạy nấu ăn, dù cuốn sách là hơn 30 món thuộc loại “đặc sản” của người Hoa: Bánh bao, bánh tổ, bánh hẹ, cải chua ruột heo, chì mà phủ (chè mè đen), lạp vịt, sủi cảo, hột gà trà… mà sau món ăn còn là tình, là nghĩa. Ông già Tiều 80 tuổi buổi sáng chỉ ăn cháo trắng nhưng đủ sức tát vào mặt để cảnh cáo ông thầy giáo vì ham vợ bé nên đánh vợ lớn đến gãy tay. Hoặc món bánh bá trạng là cách cư xử đẹp đẽ với nhau giữa hai người phụ nữ lấy ch