Phùng Mộng Long (1574 - 1646) người Trường Châu, thuộc Tô Châu, nay là thành phố Tô Châu tỉnh Giang Tô, tự là Do Long, hiệu Mặc Hàm Trai chủ nhân, biệt hiệu là Long Tử Do. Họ Phùng có ba anh em trai: anh là Phùng Mộng Quế, em là Phùng Mộng Hùng, được người trong vùng gọi là Ba ông họ Phùng ở đất Ngô.
Phùng Mộng Long để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ gồm sưu tầm, biên tập, sáng tác... với các thể loại: văn học dân gian, sân khấu, truyện ngắn, tiểu thuyết chương hồi... Tác phẩm có vị trí đặc biệt của Phùng Mộng Long là Cổ Kim Tiếu Sử, còn có tên là Cổ kim sử, Cổ kim tiếu, Cổ tiếu sử, và Cổ kim đàm khái. Trai gái, già trẻ, các giới nghề nghiệp, đẳng cấp khác nhau đều có thể tìm thấy hứng thú riêng của mình trong tác phẩm này. Nó là một bức tranh văn hóa toàn cảnh của xã hội Trung Hoa phong kiến từ nhà Minh về trước. Dưới hình thức hoàn toàn ngắn gọn giản dị đầy hấp dẫn, gần như bạn đang tiếp xúc với một bách khoa kỉ lục sớm nhất của thế giới vậy.
Cổ Kim Tiếu Sử được chính tác giả xếp thành 36 quyển. Mỗi quyển theo một đề tài riêng như: Xiểm nịnh, Kiêu xa, Thể hình, Biển khổ, Như chọc vào tai, Tình si, Lời răn phụ nữ... Trong lần in này toàn bộ 36 quyển đã được dịch sang tiếng Việt và được chia làm 4 tập. Do yêu cầu riêng của việc dịch, thứ tự của các quyển sẽ không theo đúng như nhau giữa nguyên bản và bản dịch. Trong mỗi quyển chỉ bỏ trên dưới năm truyện. Mỗi một mẩu chuyện có phần chính văn, phần phụ chú. Việc phân biệt giữa phần chính văn và phần phụ chú là cần thiết, ngay cả ở nguyên bản, việc này cũng rất rõ ràng. Ở bản dịch phần phụ chú được in lùi vào so với phần chính văn bằng chữ nghiêng.
Nhận xét
Đăng nhận xét